top of page

Ngành thép của Trung Quốc đang gặp khủng hoảng

Nhu cầu thép ở Trung Quốc đang giảm mạnh do sự suy thoái của ngành bất động sản. Gần đây, hạn hán dẫn đến cắt điện đã làm tăng thêm khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc.


Nhiều người nghĩ rằng sau khi bị đại dịch COVID-19 tàn phá trong vài năm trở lại đây, thị trường thép của Trung Quốc mới hồi phục trở lại. Tuy nhiên, những thách thức mới đang xuất hiện, cản trở ngành thép của nước này cả trong ngắn hạn và dài hạn.


Việc cắt điện để tiết kiệm năng lượng và nhu cầu giảm vì khủng hoảng bất động sản đang kìm hãm đà tăng trưởng của ngành thép. Tệ hơn nữa, nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng như than cốc và quặng sắt cũng đang bị gián đoạn.


Triển vọng tương lai có vẻ xấu, oilprice.com cho biết. Có thể thấy rõ điều này qua phát biểu mới đây của ông Li Ganpo - người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn thép Hebei Jingye.



Ảnh: Unsplash


Tại một cuộc họp cách đây vài tuần, ông Li đã cảnh báo rằng gần một phần ba các nhà máy thép của Trung Quốc có thể phá sản. Nếu dự báo này thành hiện thực, chuỗi cung ứng thép có nguy cơ bị gián đoạn nghiêm trọng.


Nhiều chuyên gia trong ngành đã hết hy vọng về một bước ngoặt sớm. Tâm lý bi quan này đã được thể hiện trong nhiều báo cáo từ Trung Quốc về trò tiêu khiển.


Cuộc khủng hoảng bất động sản không chỉ ảnh hưởng đến các nhà phát triển bất động sản và sản xuất thép, mà còn ảnh hưởng đến các ngân hàng.


Khi còn là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, các nhà máy thép ở Trung Quốc từng sản xuất hơn 1 tỷ tấn thép. Sản lượng này chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng toàn cầu.


Giờ đây, mọi thứ dường như chỉ còn là một kỷ niệm xưa cũ và xa vời. Sự sụt giảm của ngành thép Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến giá quặng sắt và thậm chí cả các mỏ cung cấp ở Brazil và Australia.


Quặng sắt, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Australia, đang đối mặt với các mối đe dọa từ chuỗi cung ứng vì sự sụp đổ của ngành thép Trung Quốc.


Các chuyên gia dự đoán giá quặng sẽ giảm 50% vào năm 2023, do thị trường bất động sản ở Trung Quốc tiếp tục giảm. Người tiêu dùng sau đó sẽ không mua một ngôi nhà mới hoặc không thể trả nợ thế chấp của họ.


Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã công bố một số biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, như hạ lãi suất cho vay thế chấp cơ bản kỳ hạn 5 năm và lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm.


Tuy nhiên, những động thái này là muộn. Theo oilprice.com, các nhà phân tích cho rằng tình hình kinh tế và ngành thép khó có thể cải thiện trong nửa cuối năm 2022.


Các nhà máy thép đã từng đi đầu trong quá trình mở rộng kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện kinh tế đã trở nên tồi tệ khiến nhiều nhà máy thép đang đứng trước bờ vực đóng cửa vì thiếu khách hàng.


Để vấn đề thêm phức tạp, một đợt nắng nóng ở nhiều vùng của Trung Quốc đã buộc chính quyền địa phương phải cắt điện. Điều này dẫn đến việc các nhà máy thép phải tạm dừng hoạt động. Khoảng 20 nhà máy thép ở phía tây nam Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa trong vài tuần qua.


Mãi đến giữa tuần trước, Bắc Kinh mới công bố các biện pháp kích thích ước tính tổng cộng 1 nghìn tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế nói chung.


Tuy nhiên, các biện pháp kích cầu như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng thường có độ trễ từ 6 đến 9 tháng kể từ khi kích cầu được công bố và khi chúng có tác động thực sự đến nền kinh tế. Nhu cầu thép có thể sẽ tiếp tục giảm trong ít nhất một vài tháng nữa.


(Oilprice)


Commenti


bottom of page