TIÊU ĐIỂM KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
11 - 2023
Kinh tế trong nước ghi nhận nhiều điểm tích cực trong T11-2023, những vẫn còn đó những khó khăn:
-
Tỷ giá USD/VNĐ hạ nhiệt, chỉ còn tăng +2.95%Ytd (tính đến ngày 30/11/2023).
-
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các NHTM tiếp tục giảm theo đúng định hướng của Chính phủ. Thậm chí lãi suất huy động tại 1 số ngân hàng giảm xuống mức kỷ lục nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng vẫn tăng chậm (8.21%Ytd, tính đến 22/11/2023), và phần tăng dư nợ tại 1 số ngân hàng cá biệt chủ yếu để “tái cơ cấu nợ” cho khách hàng hiện hữu. Điều này cho thấy phần nào sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn kém.
-
Thị trường TPDN tiếp tục ghi nhận những chuyển biến tích cực: (i) Quy mô phát hành mới duy trì ở mức tương đối tốt so với những tháng đầu năm. (ii) Tình hình thỏa thuận giữa 1 số DN & trái chủ về gia hạn thời hạn trái phiếu, và/hoặc thay đổi phương thức thanh toán gốc & lãi trái phiếu bằng tài sản khác diễn ra “suôn sẻ” hơn. (iii) Số lượng mã TPDN đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch tại HNX tiếp tục tăng nhanh, mặc dù vẫn còn thấp hơn so với dự kiến, nhưng đây sẽ là tiền đề nâng cao tính thanh khoản và minh bạch của thị trường TPDN trong tương lai.
-
Tuy nhiên, áp lực đáo hạn lớn, thanh khoản và năng lực chi trả gốc và lãi của nhiều DN phát hành vẫn yếu. Danh sách DN thông báo chậm trả gốc và lãi trái phiếu tiếp tục gia tăng. Và thời hạn hết hiệu lực của Nghị định 08/2023/NĐ-CP đang đến gần.
-
Thị trường cổ phiếu: Chỉ số VN-index đóng cửa phiên cuối T11 ở mức 1,096.7 điểm, tăng +6.7% so với cuối T10. Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong T11 cũng tăng 13%MoM. Tuy nhiên, dường như tâm lý nhà đầu tư (NĐT) vẫn thận trọng, thị trường liên tục đảo chiều trong suốt tháng và những phiên giảm mạnh xen kẽ. NĐTNN vẫn tiếp tục bán ròng.
-
Tình hình sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo yếu tố mùa vụ. Tuy nhiên, mức tăng không nhiều.
-
Doanh nghiệp trong nhiều ngành vẫn rất khó khăn do: (i) Đầu ra có cải thiện nhưng vẫn chậm, tồn kho cao khiến DN khó khăn về dòng tiền. (ii) Những gánh nặng tài chính trong giai đoạn trước để lại. (iii) và riêng DNXK cũng đối mặt với nhiều rủi ro trong thương mại quốc tế, trong bối cảnh kinh tế và sức khỏe doanh nghiệp toàn cầu đều đang khó khăn.
-
Thu hút vốn FDI nhìn chung vẫn duy trì xu hướng tích cực. Việt Nam vẫn có lợi thế nhất định trong thu hút VĐTNN so với các quốc gia trong khu vực và lân cận (xét về tính ổn định và vị thế chính trị hiện tại, tính hấp dẫn từ lợi thế của các FTA đa phương và song phương, chất lượng lao động ngày càng tăng, quy mô thị trường tiêu thụ nội địa lớn…).
-
Tuy nhiên, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024 có thể tác động ít nhiều đến thu hút và “giữ chân” FDI, nếu Việt Nam không có các chính sách thúc đẩy đầu tư khác đi kèm.
MỘT SỐ TIÊU ĐIỂM CHÍNH SÁCH ĐÁNG CHÚ Ý:
-
Luật kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, Luật Đất đai sửa đổi chưa được thông qua trong kỳ họp Quốc hội này.
-
Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực từ 31/12/2023. Nhưng theo thông tin tại cuộc họp 28/11/2023, quan điểm của Bộ tài chính là sẽ không kéo dài thêm thời hạn hiệu lực của một số quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP, ngoại trừ quy định về việc doanh nghiệp phát hành được phép đàm phán với nhà đầu tư để kéo dài kỳ hạn thanh toán.
-
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa Nghị định 132/2020/NĐ-CP theo hướng: khi vay ngân hàng, DN sẽ không cần xác định quan hệ liên kết dù khoản vay vượt 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn. Điều này đồng nghĩa DN sẽ không phải chịu khống chế ngưỡng giới hạn khấu trừ chi phí lãi vay là 30%.
CPI TRUNG BÌNH
(Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
TĂNG TRƯỞNG GDP THEO NGÀNH
(Đơn vị: %YoY_Tích lũy để báo cáo quý so với cùng kỳ năm ngoái)
CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP)
Đơn vị: %YoY_Lũy kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳđ năm ngoái)
IIP THEO NGÀNH CẤP 2
Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG THÁNG
(Đơn vị: tỷ USD)
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG THÁNG
(Đơn vị: tỷ USD)
TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU THEO LOẠI HÀNG HÓA
Đơn vị: %YoY, ytai cho đến nay)
TỔNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG & DỊCH VỤ
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
DOANH THU DỊCH VỤ LỮ HÀNH
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
VỐN FDI ĐĂNG KÝ HÀNG THÁNG & GIẢI NGÂN
(Đơn vị: triệu USD)
VỐN FDI ĐĂNG KÝ MỚI THEO TỈNH
(Đơn vị: USD triệu, ytai cho đến nay)
KHÔNG. DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(Đơn vị: doanh nghiệp)
ĐĂNG KÝ KINH DOANH
(Đơn vị: doanh nghiệp,năm đến nay)