TÓM TẮT
Trong Q2/2023, nhìn chung tình hình kinh doanh các doanh nghiệp xi măng vẫn khó khăn nhưng có cải thiện hơn so với Q1 về nhiều mặt. Cụ thể, tiêu thụ nội địa có cải thiện dù vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu đi ngang so với quý trước, nhưng mức này tăng đến 27.5% so với cùng kỳ. Lực đỡ chính cho xuất khẩu nhờ thị trường Bangladesh và Đài Loan, trong khi thị trường Trung Quốc vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Trong đó, điểm tích cực là xuất khẩu xi măng tăng 31% so với cùng kỳ và tăng 44% so với quý trước, trong khi lượng clinker xuất khẩu tiếp tục sụt giảm chỉ bằng 60% so với Q1.
Triển vọng trong Q3/2023: Tiêu thụ nội địa có thể tiếp tục tích cực lên dần nhờ khu vực đầu tư công và nhiều dự án BĐS vừa được gỡ vướng và tái khởi động. Xuất khẩu có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ nhờ thị trường Bangladesh. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình kinh doanh và tài chính của DN xi măng vẫn đối mặt với nhiều thách thức do thị trường nội địa cạnh tranh khốc liệt.
MỤC LỤC
A. NHẬN ĐỊNH CHUNG
B. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
- Sản lượng sản xuất xi măng & clinker 6T (2020-2023)
- Tương quan sản xuất và tiêu thụ nội địa 6T (2020-2023)
- Cơ cấu sản xuất theo loại 6T/2023
- Sản lượng xi măng sản xuất theo nhóm doanh nghiệp 6T/2023 và theo quý
C. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
- Sản lượng xi măng tiêu thụ theo miền 6T/2023 và theo quý
- Sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa theo nhóm doanh nghiệp 6T/2023 và theo quý
- Tương quan sản xuất và tiêu thụ nội địa của các nhóm DN 6T/2023
D. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
- Sản lượng & giá trị xuất khẩu xi măng & clinker 6T (2020-2023)
- Sản lượng xuất khẩu xi măng & clinker theo quý
- Giá xuất khẩu bình quân 6T (2020-2023)
- Diễn biến thị trường xuất khẩu xi măng & clinker
E. TOP DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
[VI] BÁO CÁO NGÀNH XI MĂNG - SỐ THÁNG 07/2023
Số trang: 20 trang
Format: PDF
Chuỗi dữ liệu: 13 tháng gần nhất
Ngày phát hành: 20/07/2023