top of page

THỊ TRƯỜNG CHUỖI CÀ PHÊ VIỆT NAM CÓ CÒN LÀ “MIẾNG BÁNH” NGON?

Thị trường về chuỗi cà phê và trà của Việt Nam được xem là một thị trường tiềm năng và mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các “tay chơi” trong và ngoài nước. Với quy mô khoảng 1 tỷ USD, thị trường này đã thu hút được sự tham gia của các ông lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên Ledend, Starbucks, và các tay chơi mới như Ông Bầu, Katinat. Dù chỉ mới tham gia thị trường vào năm 2016, hiện tại chuỗi cà phê Katinat đã có 33 (tăng 23 cửa hàng so với năm 2021) cửa hàng cỡ lớn nằm ở các vị trí trung tâm của TPHCM.



Tốc độ mở rộng thị trường của Highlands cũng tăng nhanh khi họ đã có gần 700 cửa hàng, tăng gần 400 cửa hàng so với năm 2019. Trong 2 năm 2019 và 2020, doanh thu của ông lớn này đạt trên 2,1 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2021, doanh thu của Highlands chỉ đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (giảm 19,2% so với năm 2020). Và cũng trong năm 2021, chuỗi F&B này cũng khi nhận khoản lỗ khoảng 19 tỷ đồng, mặc dù trước đó Highlands Coffee mang về mức lợi nhuận trước thuế hơn 100 triệu đồng vào năm 2020. Tuy có xu hướng sụt giảm về doanh thu và mức lợi nhuận trước thuế nhưng Highlands Coffee vẫn tiếp tục giữ vị thế là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam.



Phúc Long là một thương hiệu khá nổi tiếng về ngành trà và cà phê. Với khát vọng không ngừng mở rộng thị trường – phát triển bền vững, Phúc Long cũng đang khẩn trương mở rộng chuỗi cà phê và trà của mình. Từ 60 cửa hàng vào năm 2019, Phúc Long mở rộng lên 93 cửa hàng và 981 kiosk tích (tính đến giữa tháng 7/2022). Năm 2020, Phúc Long vươn lên đứng thứ hai chỉ sau Highlands với mức doanh thu gần 800 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019 (778,7 tỷ đồng). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid-19 và việc gia tăng mở rộng chuỗi kiosk, doanh thu năm 2021 của chuỗi F&B này chỉ đạt gần 550 tỷ đồng, giảm hơn 32% so với năm 2020. Và mức lợi nhuận trước thuế giảm mạnh so với năm 2020, chỉ còn 18 tỷ đồng.


Trong khi Phúc Long, Highlands đang có xu hướng mở rộng chuỗi cửa hàng của mình, The Coffee House và Trung Nguyên Legand lại có xu hướng chững lại và thậm chí giảm.


Trung Nguyên Legend là một thương hiệu cà phê không còn xa lạ với người Việt, thương hiệu này nhắm đến đối tượng khách hàng yêu thích hương vị cà phê truyền thống của Việt Nam. Vào năm 2019, Trung Nguyên Legend có gần 100 cửa hàng và đến nay giảm còn 77 cửa hàng. Cũng trong một vài năm trở lại đây, doanh thu của thương hiệu này cũng giảm liên tục và giảm gần 41% so với năm 2019.


The Coffee House cũng là một thương hiệu cà phê của Việt Nam, và ngay từ lúc thành lập chuỗi cà phê này đã định vị và xem mình như là Starbucks thứ 2 ở Việt Nam và chuỗi cà phê này đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước. Tuy nhiên, đến năm 2019, thương hiệu này đã đối mặt với rất nhiều thách thức từ việc nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh từ chức CEO đến ảnh hưởng của đại dịch Covid, doanh thu bắt đầu có xu giảm. Năm 2020, doanh thu đạt gần 750 tỷ đồng và giảm còn 475 tỷ đồng vào năm 2021. Cũng trong năm 2021, công ty ghi nhận lỗ trước thuế gần 250 tỷ đồng.



Starbucks là thương hiệu coffee bậc nhất thế giới, sở hữu hơn 21.000 cửa hàng trên khắp thế giới, trong đó có cả Starbucks Việt Nam. Năm 2021, tổng số cửa hàng Starbucks tại Việt Nam là 77 cửa hàng và và con số này sẽ tiếp tục tăng thêm trong năm 2022. Cũng trong năm 2021, Starbucks đã vượt mặt The Coffee House và Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2 với mức doanh thu hơn 550 tỷ đồng. Mặt dù vậy, cũng giống như The Cofffee House, doanh thu của chuỗi cà phê ngoại quốc này cũng bắt đầu giảm từ năm 2020 và ghi nhận khoản lỗ gần 100 tỷ đồng vào năm 2021.

Có thể thấy, thị trường trà và cà phê Việt Nam là một “miếng bánh” thơm ngon, nhưng để có được miếng bánh này thì lại vô cùng khó khăn đối với các thương hiệu trong nước cũng như nước ngoài.


Nguồn: Vietdata

bottom of page