top of page

Du lịch lữ hành 2023: Phần lớn các công ty đều đạt lợi nhuận dương sau COVID-19

Bước qua giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi ngay từ đầu năm. Lượng khách du lịch nội địa có sự gia tăng mạnh mẽ, trong khi du khách quốc tế đang trở lại Việt Nam với ngày càng nhiều hơn. Điều này không chỉ là một tín hiệu đầy lạc quan, mà còn cho thấy rằng ngành du lịch đang từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.



Sự khởi sắc và phục hồi

Năm 2022 đã đánh dấu một bước khởi sắc quan trọng trong lĩnh vực du lịch Việt Nam khi Chính phủ quyết định mở cửa hoạt động du lịch vào trở lại vào tháng 3/2023. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2022 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3.6 triệu lượt người, gấp 23.3 lần so với năm trước.


Lượng khách du lịch nội địa đạt 101 triệu lượt, tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra cho năm 2022 là 60 triệu lượt khách và vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019 khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Tổng thu từ du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019.


Cùng với sự phát triển của du lịch, các doanh nghiệp lữ hành ra đời ngày cảng nhiều, đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và các địa điểm du lịch. Cho tới nay có hơn 3423 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (6/2023). Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hiện có 1060 doanh nghiệp đã được các địa phương cấp phép. (tính đến 6/2022).


Các công ty du lịch đang trên đà khôi phục và phát triển lớn mạnh trở lại. Thị trường du lịch sôi động thời gian gần đây cho thấy những tín hiệu khả quan trong ngành du lịch – lữ hành. Trong đó có một số công ty du lịch nổi bật tại Việt Nam hiện nay như: Vietravel, Saigontourist, Bến Thành Tourist, Hanoitourist,....


Vietravel

Là một trong những công ty du lịch uy tín tại Việt Nam, Vietravel được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1995. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, thương hiệu lấy tên Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel). Ngoài trụ sở chính được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh của Vietravel được phân bổ khắp các tỉnh thành trong nước.


Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, Vietravel còn gia nhập thị trường OTA (Online Travel Agent) thông qua việc đầu tư vào dự án khởi nghiệp TripU và thành lập hãng hàng không lữ hành Vietravel Airlines.


Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vietravel đang ngày một chứng minh vị thế của mình thông qua việc hướng đến trở thành 1 trong 10 Tập đoàn lữ hành hàng đầu tại khu vực Châu Á. Đồng thời là cái tên uy tín mà khách hàng có thể yên tâm lựa chọn.


Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Vietravel ghi nhận xu hướng thay đổi liên tục trong giai đoạn 2020 - 2022. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của công ty đạt hơn 1500 tỷ đồng. Con số này giảm 40% vào năm 2021 sau đó tăng mạnh 319% vào năm 2022, đạt hơn 3800 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, năm 2020, lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm gần 100 tỷ đồng. Con số này tăng 250% vào năm 2021. Sau đó, lợi nhuận năm 2022 ghi nhận mức dương trở lại, đạt hơn 100 tỷ đồng.


Saigontourist

Được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1975. Saigontourist được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm,...


Trong gần 50 năm phát triển, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi và hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.


Saigontourist có doanh thu đạt hơn 1300 tỷ đồng năm 2020. Con số này giảm 74% vào năm 2021 và tăng mạnh 670% vào năm 2022, đạt hơn 2600 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, năm 2020, lợi nhuận ghi nhận âm gần 90 tỷ đồng. Con số này giảm xuống âm 40 tỷ đồng vào năm 2021 sau đó tăng trưởng mức lợi nhuận dương vào năm 2022, đạt lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng.



Bến Thành Tourist

Công ty Bến Thành Tourist được thành lập vào tháng 12/1989, doanh nghiệp được thị trường biết tới với vị thế là công ty du lịch quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Sau trên 30 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã đón hàng ngàn lượt khách du lịch nội địa, quốc tế hàng năm.


Ngoài kinh doanh du lịch trải nghiệm, Bến Thành tourist muốn mở rộng hệ sinh thái kinh doanh sang các lĩnh vực gồm: tổ chức sự kiện, vận chuyển du lịch, nhà hàng – khách sạn, văn phòng cho thuê,...


Năm 2022, doanh thu của công ty đạt gần gần 800 tỷ đồng. Con số này tăng 151% so với năm 2021 và tăng 120% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của Bến Thành Tourist cũng có sự tăng mạnh trong năm 2022. Cụ thể lợi nhuận của thương hiệu trong hai năm 2020 và 2021 dao động âm 25-35 tỷ đồng. Con số này đã tăng mạnh và đạt lợi nhuận dương gần 20 tỷ đồng vào năm 2022.


Hanoitourist

Công ty Lữ hành Hanoitourist là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội được thành lập từ ngày 25/3/1963. Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một Công ty Du lịch, đến nay đã trở thành một Tổng Công ty lớn mạnh gồm 38 công ty thành viên, công ty liên doanh liên kết với nước ngoài và trong nước, công ty cổ phần, đơn vị phụ thuộc,... với hơn 4000 nhân viên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề: kinh doanh lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, xuất khẩu lao động,…


Năm 2020, doanh thu của Hanoitourist đạt hơn 170 tỷ đồng. Con số này giảm 26% so với năm 2021 và tăng 151% vào năm 2022, đạt hơn 320 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, Hanoitourist là thương hiệu hiếm hoi khi đạt lợi nhuận dương vào cả hai năm 2020 và 2021 bởi thương hiệu không chỉ hoạt động về mảng lữ hành. Lợi nhuận năm 2020 của thương hiệu đạt gần 180 tỷ đồng. Con số này giảm 60 tỷ đồng vào năm 2021 và tăng nhẹ 6.5 % vào năm 2022, ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 125 tỷ đồng.


TST tourist

Ra đời vào năm 1995, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển TST tourist luôn giữ vị trí Top 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam. TSTtourist hoạt động chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: vận chuyển, tour du lịch và dịch vụ.


Với tiêu chí lấy chất lượng và sự hài lòng của khách hàng là thước đo uy tín thương hiệu, công ty luôn tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống đánh giá và giám sát chất lượng sản phẩm và dịch vụ trước khi giới thiệu các chương trình du lịch ra thị trường. Các sản phẩm của thương hiệu cũng rất đa dạng để phục vụ thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, giúp họ trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa, lịch sử đặc biệt của Việt Nam.


Năm 2022, doanh thu thương hiệu TST tourist ghi nhận đạt gần 170 tỷ đồng, tăng 440 % so với năm 2021 và tăng 97% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu cũng ghi nhận xu hướng thay đổi liên tục. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của thương hiệu đạt hơn 140 triệu đồng. Con số này giảm xuống mức âm 74 triệu đồng năm 2021. Sau đó, tăng lại mức lợi nhuận dương vào năm 2022, ghi nhận gần 800 triệu đồng.


Lữ hành FIDITOUR

Công ty cổ phần lữ hành fiditour được thành lập kể từ năm 1989 với hoạt động kinh doanh ban đầu là tổ chức các chương trình du lịch cho những du khách nước ngoài vào thăm quan Việt Nam. Sau nhiều năm kinh doanh, công ty đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực như: tour du lịch trọn gói trong và ngoài nước, tour Free & Easy, dịch vụ hàng không, khách sạn, visa, đào tạo các chuyên ngành du lịch.


Trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Fiditour luôn nằm trong Top 10 hãng lữ hành hàng đầu Việt Nam, luôn chăm chút trong từng quy trình phục vụ để bảo đảm đúng chất lượng dịch vụ và giữ vững cam kết với khách hàng.


Doanh thu của Fiditour đạt gần gần 250 tỷ đồng năm 2022. Con số này tăng 200% so với năm 2021 và tăng hơn 37% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu ghi nhận lợi nhuận dương trong năm 2022. Cụ thể lợi nhuận trong hai năm 2020 và 2021 dao động âm 4-5 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên mức lợi nhuận dương vào năm 2022, ghi nhận hơn 500 triệu đồng.


Trần Việt Travel

TransViet Travel là thành viên trực thuộc Transviet group được thành lập vào tháng 12/1996. Năm 1998, Transviet ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm tour độc đáo, hấp dẫn, giá cả cạnh tranh.


Trong quãng thời gian hơn 15 năm hoạt động, doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh và thiết lập quan hệ được với nhiều đối tác tại trên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Cùng với đó là phục vụ hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước, tham gia vào nhiều chiến dịch lớn nhằm mục đích quảng bá hình ảnh Việt Nam, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ du lịch cho du khách trong và ngoài nước.


Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của thương hiệu ghi nhận thay đổi liên tục trong ba năm. Năm 2020, doanh thu của TransViet đạt hơn 280 tỷ đồng. Con số này tăng 60% vào năm 2021 và tăng 336.6% vào năm 2022, đạt hơn 500 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, thương hiệu ghi nhận lợi nhuận âm trong 3 năm. Cụ thể, năm 2020, TransViet ghi nhận mức lỗ 2.6 tỷ đồng. Con số này giảm 90% vào năm 2021, sau đó mức lỗ tăng trở lại mức hơn 2.6 tỷ đồng vào năm 2022.



Đất Việt Tour

Tháng 4/2001, Đất Việt Tour chính thức được thành lập với tên Công ty TNHH Du lịch Đất Việt. Công ty hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh lữ hành với đa dạng dịch vụ bao gồm: du lịch trong nước, nước ngoài, tổ chức sự kiện, team building, vé máy bay, visa, passport,...


Qua hơn 20 năm phục vụ, Đất Việt Tour đã thiết lập một hệ thống chi nhánh rộng khắp toàn quốc cùng tổng số lượng gần 200 nhân viên chính thức và 400 cộng tác viên. Đồng thời thương hiệu còn là người bạn đồng hành tin cậy của nhiều Tập đoàn và Công ty lớn trên toàn quốc như: Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG), Tập Đoàn Asti, Viettel, Tập đoàn Vingroup, VNPT, Vinasoy, Liên Á, Tân Á Đại Thành, Intel, Sacombank, R.E.P, Toshiba, Đại Dũng, MB Bank, Golden Gate, Namilux, Samsung, Nuty Cosmetics,...


Doanh thu của Đất Việt Tour trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, ghi nhận thay đổi liên tục. Năm 2022, doanh thu đạt hơn 210 tỷ đồng, tăng 601% so với năm 2021 và tăng 27% so với năm 2020. Lợi nhuận của Đất Việt Tour ghi nhận xu hướng tăng trong năm 2022. Cụ thể, công ty ghi nhận mức âm 7.5 tỷ đồng vào năm 2020. Con số này giảm nhẹ 56% vào năm 2021, sau đó ghi nhận mức lợi nhuận dương gần 150 triệu đồng vào năm 2022.


VTTCTravel

VTTCTravel là thương hiệu của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - VINACOMIN (VTTC) tiền thân là Công ty Du lịch Than Việt Nam, được thành lập vào năm 1996. Sau khi Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam năm 2004, gồm Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty khoáng sản Việt Nam (nay đổi tên viết tắt thành VINACOMIN) thì tên công ty đổi thành Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - VINACOMIN (VTTC).


Sau 15 năm, cùng với những thay đổi của VINACOMIN, tập đoàn đã mở rộng kinh doanh nhiêu ngành nghề trong đó có kinh doanh dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước và một số ngành khác như khách sạn, ăn uống, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, dịch vụ du lịch, vận chuyển hành khách bằng ô tô, xuất nhập cảnh và dịch vụ học sinh du học nước ngoài,...


Năm 2022, doanh thu thương hiệu VTTC Travel ghi nhận đạt gần 1400 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021 và tăng 12.2% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu cũng ghi nhận xu hướng thay đổi liên tục. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của thương hiệu đạt hơn 6 tỷ đồng. Con số này tăng nhẹ 2% vào năm 2021. Sau đó, giảm hơn 20% năm 2022, ghi nhận gần 5 tỷ đồng.


Việt Nam Booking

Được cấp phép hoạt đồng từ tháng 4 năm 2009, trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Vietnam Booking hiện nay là địa chỉ cung cấp đầy đủ các dịch vụ chất lượng, từ đặt vé máy bay giá rẻ, tour du lịch, đặt phòng khách sạn đến làm visa trọn gói,...


Với mạng lưới đối tác rộng lớn: 2000 khách sạn tại Việt Nam, 30.000 khách sạn quốc tế và kết hợp với nhiều thương hiệu máy bay trong nước và quốc tế, Việt Nam Booking luôn mang đến cho khách hàng một hành trình như ý muốn.


Doanh thu Việt Nam Booking ghi nhận xu hướng tăng trưởng trong ba năm. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của thương hiệu chỉ đạt 55 tỷ đồng. Doanh thu thương hiệu tăng 26% vào năm 2021 và tăng thêm 78 vào năm 2022, đạt gần 125 tỷ đồng. Về lợi nhuận sau thuế, năm 2020 và 2021 thương hiệu ghi nhận mức lợi nhuận âm. Xu hướng lỗ giảm có xu hướng giảm dần từ âm hơn 1.5 tỷ đồng xuống âm hơn 550 triệu đồng. Đến năm 2022, thương hiệu ghi nhận xu hướng tăng trưởng nhẹ kéo lợi nhuận lên mức dương gần 5 triệu đồng.



Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đã đặt ra mục cao hơn với 110 triệu du khách, bao gồm 8 triệu lượt du khách quốc tế và 102 triệu lượt du khách nội địa, dự kiến thu về khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Mặc dù có sự kỳ vọng rất lớn về con số này, tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với những thách thức đáng kể. Tình hình kinh tế thế giới bị động bởi xung đột Nga - Ukraine đã gây ra sự hạn chế trong việc chi tiêu của du khách.


Ngoài ra, Việt Nam và các công ty du lịch cũng cần phải nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Các thương hiệu du lịch cần tăng cường sự liên kết giữa khách hàng và các dịch vụ du lịch để quảng bá, khám phá, phát triển du lịch đa dạng hơn. Đồng thời, trong giai đoạn này, du lịch cũng cần chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, tuân theo chuẩn mực quốc tế nhưng cũng phải đổi mới, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số.


Nguồn: Báo cáo thị trường du lịch lữ hành Việt Nam của Vietdata năm 2022


bottom of page