Tổng quan kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam Q1/2025 có nhiều điểm sáng
lúc 03:49:49 9 tháng 5, 2025
Kinh tế Q1/2025: GDP quý I/2025 của Việt Nam đạt 6.93% - thấp hơn mục tiêu đặt ra theo phương án cả năm là 8% (quý I đạt 7.7%); tuy chưa đạt kỳ vọng nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ 5 năm qua.
Động lực tăng trưởng chính: (i) Tiêu dùng nội địa (tổng mức bán lẻ HHDV) tăng +9.85%yoy (+7.5% nếu loại trừ yếu tố giá); (ii) Đầu tư: Vốn thực hiện từ khu vực DNNN tăng 7.4%, khu vực tư nhân tăng 5.5%, FDI tăng 9.3% (tính theo VNĐ); (iii) Đầu tư công +19.8%yoy. Tuy nhiên, điểm lưu ý là cán cân thương mại sụt giảm mạnh.
Mặt bằng lãi suất và tăng trưởng tín dụng đang diễn biến theo đúng định hướng của Chính phủ và NHNN, nhằm hỗ trợ tốt doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng và đầu tư. Trên thị trường cổ phiếu có nhiều chuyển biến tích cực cả về chỉ số và thanh khoản. Trên thị trường TPDN, khả năng trả nợ của nhóm doanh nghiệp chậm thanh toán cũng có sự cải thiện.
Tuy nhiên, vẫn có 1 số rủi ro nội tại cần lưu ý: (i) Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh niên thành thị đã tăng đáng kể trong Q1, lên mức 11.1%. Điều này có thể ảnh hưởng nhất định đến hành vi tiêu dùng và sức mua trong các quý tới. (ii) Số lượng DN đang hoạt động trong nền kinh tế tiếp tục giảm ròng, dù số thành lập mới và quay lại hoạt động có tăng. Tỷ lệ DN rút lui vẫn cao cho thấy môi trường kinh doanh còn khó khăn. (iii) Nợ xấu ngân hàng và áp lực thanh toán TPDN vẫn ở mức quan ngại, dù đã có nhiều cải thiện.
Thách thức bên ngoài gia tăng, sau tuyên bố áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ: Theo “Sắc lệnh hành pháp về Thuế quan có đi có lại để Sửa chữa các Thực hành Thương mại”, Hoa Kỳ chính thức áp mức thuế cơ sở 10% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ mọi quốc gia kể từ ngày 5/4/2025.
Mặc dù mức thuế đối ứng bổ sung (reciprocal tariff) riêng cho 57 quốc gia đã được tạm hoãn 90 ngày (từ 9/4/2025), nhưng các tác động từ thuế quan và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn chắc chắn vẫn tác động lớn đến kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đối với Việt Nam, mức thuế đối ứng bổ sung 46% được tuyên bố ban đầu vượt xa mọi dự báo trước đó, đang tạo ra tâm lý hoang mang trong cộng đồng DN và biến động trên thị trường tài chính trong những ngày gần đây. Mặc dù đã được tạm hoãn áp dụng, nhưng theo chúng tôi xác suất đàm phán về 0% là không cao.
CPI TRUNG BÌNH
(Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
TĂNG TRƯỞNG GDP
(Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP)
Đơn vị: %YoY_Lũy kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm ngoái)
IIP THEO NGÀNH CẤP 2
Đơn vị: %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG THÁNG
(Đơn vị: tỷ USD)
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG THÁNG
(Đơn vị: tỷ USD)
TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU THEO LOẠI HÀNG HÓA
Đơn vị: %YoY, %YoY_Luỹ kế đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước)
TỔNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG & DỊCH VỤ
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
DOANH THU DỊCH VỤ LỮ HÀNH
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
VỐN FDI ĐĂNG KÝ HÀNG THÁNG & GIẢI NGÂN
(Đơn vị: triệu USD)
VỐN FDI ĐĂNG KÝ MỚI THEO TỈNH
(Đơn vị: triệu USD
DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(Đơn vị: doanh nghiệp)
ĐĂNG KÝ KINH DOANH
(Đơn vị: doanh nghiệp)