TÓM TẮT
Trong tháng 07/2023, ngành thép ghi nhận 1 số tín hiệu tích cực như sau: Sản xuất toàn ngành tiếp tục xu hướng phục hồi từ đầu Q2. So với cùng kỳ, sản lượng sản xuất trong tháng tăng 20.4%, xuất khẩu toàn ngành tăng 65%, và đây là mức khá cao từ trước đến nay. Động lực tăng xuất khẩu trong tháng chủ yếu nhờ nhu cầu từ ASEAN và Brazil.
Xét về sức tiêu thụ theo dòng sản phẩm, thì HRC là tích cực nhất, đạt 638 nghìn tấn (thậm chí cao hơn khoảng 7.4% so với bình quân giai đoạn từ tháng 10/2021 – tháng 06/2022. Đối với ống thép, xuất khẩu tăng tích cực, và bán hàng nội địa đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, thách thức của ngành thép Việt Nam nói chung và DN thép nói riêng vẫn rất lớn. Thép Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh lớn với Thép Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu và cả nội địa. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường như ASEAN vẫn chưa ổn định và xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của một số quốc gia.
MỤC LỤC
A. NHẬN ĐỊNH CHUNG
B. NGUỒN CUNG THÉP THÔ THẾ GIỚI
C. DIỄN BIẾN GIÁ THÉP THẾ GIỚI & TRONG NƯỚC
Giá thép thế giới
Giá than cốc (FOB)
Giá quặng sắt
Giá HRC
Giá thép thanh
Giá thép xây dựng
Giá thép trong nước
Tương quan giá một số loại thép trong nước và xu hướng giá HRC thế giới
Tham khảo diễn biến Giá & so sánh Giá thép cuộn D6 CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của một số thương hiệu thép trong nước
D. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC
- Tổng quan Sản xuất – Tiêu thụ thép trong nước
- Tình hình sản xuất từng nhóm thép giai đoạn 7T/2019 – 7T/2023 và theo tháng
- Tình hình tiêu thụ thép cả nước & của các DN thành viên VSA 7T/2023 và theo tháng
- Tình hình xuất khẩu toàn ngành 7T/2023
- Tình hình nhập khẩu toàn ngành 7T/2023
[VI] BÁO CÁO NGÀNH THÉP - SỐ THÁNG 08/2023
Số trang: 30 trang
Format: PDF
Chuỗi dữ liệu: 13 tháng gần nhất
Ngày phát hành: 20/08/2023